(Comaihoa): Năm nay gửi về quê một bài viết "là lạ" để làm vui. Không ngờ được đăng thật. Xin chép lại vào đây để gọi là một chút ý vị tất niên cho Quý Tỵ và đón chào năm mới Giáp Ngọ - Mã Đáo Thành Công…
Chùm bài luận bình tác phẩm sinh vật cảnh
Lê Thạnh
Đi cùng với những mặt tích cực không thể phủ nhận, lối sống công nghiệp hiện đại còn mang đến cho con người những áp lực khó chịu, như một điều tất yếu. Để hạn chế sự tác hại khôn lường đó, ngày nay người ta thường ưu tiên tìm đến những thú chơi có tính – xin tạm gọi là - … kinh - cổ điển (nhạc, họa, đá, chữ, cây…) và trong không ít trường hợp, điều đó còn là cứu cánh để họ dễ dàng vượt qua được những tai ương.
Xuân về, xin gửi đến bạn đọc vài mẫu giới thiệu, phân tích, luận bình về những sản phẩm của các “thú chơi kinh - cổ điển” mà tác giả đã từng tham gia với nhiều dụng ý khác nhau trên một số diễn đàn nghề nghiệp, xem như món lạ tiếp khách đầu năm…
1. Phím đàm về chuyện luận bình nghệ thuật:
"Mối quan hệ của cây cảnh nghệ thuật và… cái trứng vịt lộn"
Chuyện khen chê trong lĩnh vực cây cảnh có khá nhiều điều để nói. Một tác phẩm trình làng, tất yếu kẻ khen thì nhiều mà người chê cũng lắm. Cái động cơ khen chê cũng khá trần ai, khoai củ, không dễ thấy, nhất là việc khen chê này lại được thực hiện bởi những cao thủ trứ danh, khéo ăn, khéo nói… lại ít làm (!).
Có người bảo là nếu anh chưa làm được một cái cây nào ra hồn thì anh không đủ tư cách để chê cây người khác. Xem ra cũng đúng (!). Nhưng lại có người bảo nói thế thì làm gì có những nhà… phê bình chuyên nghiệp suốt đời chỉ có mỗi việc khen chê để… sống (!). Lại cũng có lý lắm…
Bàn về việc này, trên một diễn đàn, tôi có phát đi một bài “tham luận” (dẫn sau). Ngay sau đó nhận rất nhiều lời bình ủng hộ, cảm ơn. Nhưng, xui cho tôi, gặp một “ông cụ” khó tính, phản ứng vô cùng dữ dội về bài viết. Lúc ấy, tôi tuyên bố chỉ một câu: “Tẩu mã thượng sách”. Và… chạy mất dép. Nhân đây, xin chép lại bài viết, may ra vui được… vài giây.
Bài rằng:
" Mối quan hệ của cây cảnh nghệ thuật và… cái trứng vịt lộn
Tôi thì không bao giờ và không thể nào… đẻ ra được một cái trứng vịt lộn nhưng nếu được mời ăn vài cái tôi vẫn có thể… thẩm định được đấy là trứng ngon hay dỡ. Ngược lại, rõ ràng là chính tác nhân sinh ra cái trứng vịt – con vịt đẻ - thì không thể nào biết được cái vị ngon của trứng rồi!
Vâng! Đấy là lối lập luận khôi hài nhưng tiếc thay… lại là đúng. Thực tế có những nhà phê bình nghệ thuật nỗi tiếng (xin không nêu điển hình) nhưng suốt đời, ngoài những bài viết phê bình sắc sảo ra ông ta chưa bao giờ làm nỗi được một tác phẩm thuộc thể loại mà ông ta “kiếm chuyện” thường ngày để sống (!)…
(Ảnh 1: Khen chê trong nghệ thuật, nếu không am tường, lại cao giọng thì có khác nào… thầy bói xem voi) |
Đó là thực tế và là sự thật mà ai cũng phải công nhận, cả trong nghệ thuật và cả trong ngành… sản xuất và tiêu thụ trứng vịt.
Vậy thì trong nghệ thuật tạo hình cây cảnh nói riêng và các loại hình nghệ thuật tạo hình sinh vật cảnh nói chung, tôi nghĩ, cũng không thể là ngoại lệ. Nên một thành viên ban giám khảo chấm thi nào đó chưa bao giờ làm được cái cây nào ra hồn, tôi nghĩ, chưa chắc ảnh hưởng gì đến… chất lượng chấm thi ở vào trình độ chuyên nghiệp thượng thừa của ông ta. Và ngược lại, một nghệ nhân nổi tiếng chưa hẳn đã làm tốt nhiệm vụ này (có khi còn làm hỏng việc cũng nên) khi ông ta chưa một lần dự khảo!
Chính như tôi, người đang gõ những dòng lập luận có vẻ như thuyết phục này, tôi tự biết mình thuộc loại người hội tụ nhiều thứ kém cõi: Chưa bao giờ làm được cái cây nào ra hồn, chưa hề tham gia chấm thi gì cho ai, chưa bao giờ dám phê phán, tranh luận những vấn đề về nghệ thuật với ai, cũng không thể… đẻ ra được cái trứng vịt lộn nào. Thế nhưng, rõ ràng là tôi vẫn có cảm xúc thích thú, đắm say trước một cây cảnh đẹp và vẫn cứ cảm thấy… ngon miệng mỗi khi được nhấm cái trứng lộn cùng với vài lon La-ru xanh chính hiệu!
Hôm nay bổng có chút cảm hứng, xin có mấy lời bàn. Chắc chắn khó tránh khỏi chủ quan và hời hợt, xin được nghiêng mình thọ giáo. Và cũng xin bày tỏ tấm lòng thành là muốn được … còn nguyên đôi dép còm, đầy kỷ niệm để mang đi làm cây, rữa đá…!
Vậy thì trong nghệ thuật tạo hình cây cảnh nói riêng và các loại hình nghệ thuật tạo hình sinh vật cảnh nói chung, tôi nghĩ, cũng không thể là ngoại lệ. Nên một thành viên ban giám khảo chấm thi nào đó chưa bao giờ làm được cái cây nào ra hồn, tôi nghĩ, chưa chắc ảnh hưởng gì đến… chất lượng chấm thi ở vào trình độ chuyên nghiệp thượng thừa của ông ta. Và ngược lại, một nghệ nhân nổi tiếng chưa hẳn đã làm tốt nhiệm vụ này (có khi còn làm hỏng việc cũng nên) khi ông ta chưa một lần dự khảo!
Chính như tôi, người đang gõ những dòng lập luận có vẻ như thuyết phục này, tôi tự biết mình thuộc loại người hội tụ nhiều thứ kém cõi: Chưa bao giờ làm được cái cây nào ra hồn, chưa hề tham gia chấm thi gì cho ai, chưa bao giờ dám phê phán, tranh luận những vấn đề về nghệ thuật với ai, cũng không thể… đẻ ra được cái trứng vịt lộn nào. Thế nhưng, rõ ràng là tôi vẫn có cảm xúc thích thú, đắm say trước một cây cảnh đẹp và vẫn cứ cảm thấy… ngon miệng mỗi khi được nhấm cái trứng lộn cùng với vài lon La-ru xanh chính hiệu!
Hôm nay bổng có chút cảm hứng, xin có mấy lời bàn. Chắc chắn khó tránh khỏi chủ quan và hời hợt, xin được nghiêng mình thọ giáo. Và cũng xin bày tỏ tấm lòng thành là muốn được … còn nguyên đôi dép còm, đầy kỷ niệm để mang đi làm cây, rữa đá…!
2. Bình luận tác phẩm bon sai:
Cây tùng, thế văn nhân – Tác phẩm được trích đăng trên Caycanhviet.vn
(Tác phầm bonsai có nguồn gốc Trung Quốc)
(Ảnh 2: Cây tùng, thế văn nhân) |
Không thấy tác giả đặt tên cho tác phẩm của mình nên xin tạm gọi tác phẩm này là “Tùng – Văn nhân” cho nó sát với hình tượng đang có và để dễ bề xưng hô với “Một - sản - phẩm - của - trí - tuệ” cho thật phải phép.
Dáng dấp ngạo ngễ và uyển chuyển. Thân cành có đủ bộ một cành rơi và một cái ngọn vươn vươn tự đắc. Thân võ thì xù xì đầy dấu vết thời gian, cùng với một vài mút lũa khá điệu nghệ… Mọi thứ trên sản phẩm này dường như nhất loạt muốn minh chứng, diễn đạt một điều mà người làm cây nào cũng muốn có: Một tác phẩm giá trị.
Vâng! Tôi thừa nhận đây là “một tác phẩm giá trị” với điều kiện là phải đi kèm với một cái nhìn... dễ tính mà thôi. Nhưng khốn nỗi, với người chơi cây và cả đạo chơi cây chân chính được gìn giữ bao đời nay thì khó có thể có một cái nhìn hời hợt, dễ tính và có thể dễ… bị mua chuộc đến vậy. Chỉ xin được đưa ra 3 nhận xét về 3 bộ phận chính của cái gọi là tác phẩm này: Ngọn, thân và gốc.
- Cái ngọn ư? Vâng cứ gọi nó là cái ngọn cho công bằng. Nhưng hãy xem xét lý do và cả ý đồ của tác giả khi trình làng một tác phẩm hoàn chỉnh lại có một cái dây cột, kéo phần ngọn khá lộ liễu như thế?
Hẳn ai cũng biết, bộ phận ngọn của bất kỳ một cây nào cũng đều chứa rất nhiều đỉnh sinh trưởng và là những đỉnh sinh trưởng quan trọng nhất của một thực thể thực vật sống, nó quyết định cho sự tồn tại, phát triển của thực thể này, nó đáng được tôn trọng hay ít nhất là sự cẩn trọng tối thiểu. Thế nhưng, đáng tiếc thay cái đầu tàu quyết định cho tương lai ấy lại bị chính tác giả - người cha tinh thần của nó đan tâm… dùng dây cột lại để kéo giật một cách thô bạo. Theo tôi, đó là một lối bạo hành trong cây cảnh. Mà bạo hành thì dù với hình thức nào, ở đâu cũng đáng được lên án và tiêu diệt nhằm tránh đi những tội ác hay chí ít là mầm mồng của tội ác có thể có về sau.
Vâng! Tôi thừa nhận đây là “một tác phẩm giá trị” với điều kiện là phải đi kèm với một cái nhìn... dễ tính mà thôi. Nhưng khốn nỗi, với người chơi cây và cả đạo chơi cây chân chính được gìn giữ bao đời nay thì khó có thể có một cái nhìn hời hợt, dễ tính và có thể dễ… bị mua chuộc đến vậy. Chỉ xin được đưa ra 3 nhận xét về 3 bộ phận chính của cái gọi là tác phẩm này: Ngọn, thân và gốc.
- Cái ngọn ư? Vâng cứ gọi nó là cái ngọn cho công bằng. Nhưng hãy xem xét lý do và cả ý đồ của tác giả khi trình làng một tác phẩm hoàn chỉnh lại có một cái dây cột, kéo phần ngọn khá lộ liễu như thế?
Hẳn ai cũng biết, bộ phận ngọn của bất kỳ một cây nào cũng đều chứa rất nhiều đỉnh sinh trưởng và là những đỉnh sinh trưởng quan trọng nhất của một thực thể thực vật sống, nó quyết định cho sự tồn tại, phát triển của thực thể này, nó đáng được tôn trọng hay ít nhất là sự cẩn trọng tối thiểu. Thế nhưng, đáng tiếc thay cái đầu tàu quyết định cho tương lai ấy lại bị chính tác giả - người cha tinh thần của nó đan tâm… dùng dây cột lại để kéo giật một cách thô bạo. Theo tôi, đó là một lối bạo hành trong cây cảnh. Mà bạo hành thì dù với hình thức nào, ở đâu cũng đáng được lên án và tiêu diệt nhằm tránh đi những tội ác hay chí ít là mầm mồng của tội ác có thể có về sau.
Phần thân cây, tác giả cố ý để lại vài mẫu lũa, thoạt trông rất là “điệu nghệ”. Nhưng hãy chờ xem chúng có còn là điệu nghệ không khi đó là những vết gãy, nhọn, sắc cạnh…, là dấu tích, hệ quả của những cuộc bẽ gãy hết sức cẩu thả mà lẽ ra sau nỗi trút giận lên cây, ít nhất tác giả phải bình tâm dành thời gian trau chuốc, che đậy đi sự tàn nhẫn của mình. Nhưng rõ ràng là tác giả đã bỏ mặc cho cây tự “lo” cho vết thương của mình. Vậy thì không phải bình cũng đủ thấy tính cách và cái tâm của tác giả khi “làm “ cây này.
Cuối cùng xin được xem vào cái gốc cây và cũng là cái gốc… của vấn đề.
Dẫu có nhẫn đến mấy ta cũng khó có thể kìm hãm được sự khó chịu khi phải nhìn một tác phẩm vào hàng “giá trị” như thế này lại được đứng trên nền tảng của một cái gốc teo tóp với vài ba cái rễ lèo tèo chỉ vừa đủ để nâng cái thân hình nặng trịch, ỏng ẹo với cái bụng to tướng, giống hệt dáng dấp của mấy … đại gia rững mỡ thời nay mà thôi.
Đến đây thì lòng yêu… nước đã khiến tôi tưởng tượng ra tác giả - một ông “tàu" to béo, bụng phệ, kênh kiệu, luôn luôn xem thường thiên hạ mà không hề nghĩ chỗ này chỗ kia mình cũng thuộc hàng chẳng ra gì.
Đấy! “tác phẩm giá trị” này, dưới một góc nhìn vào hàng… cẩn thận thứ chót thiên hạ như tôi là vậy. Kính mong các bậc cao… cây bỏ qua sự khinh suất nếu có và xin được nghiêng mình thọ giáo.
3. Bình luận tác phẩm đá cảnh nghệ thuật:
Tác phẩm “Con thuyền lướt sóng” của Thạch Đà Suiseki
(Tác phẩm được giới thiệu trên Choida.com)
Tình cờ nhìn thấy một tác phẩm đá cảnh trình làng trên mạng. Bổng cao hứng “phê”.
Trước khi gửi cho tác giả, bèn gửi cho… mình.
(Ảnh 3: Tác phẩm Lướt sóng – tác giả Thạch Đà Suiseki)
Con thuyền lướt sóng ra khơi với cánh buồm no gió là một hình tượng, ý tưởng hay, từng được khai thác thành công trên rất nhiều loại hình nghệ thuật. Với bộ môn đá cảnh NT cũng không là ngoại lệ, người chơi đá sẵn sàng khai thác hình tượng của cánh buồm, con thuyền, sóng biển để thổi hồn vào trong tác phẩm của mình, và đã từng có nhiều tác phẩm sinh động, mang lại nhiều cảm xúc.
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ một chút ta sẽ thấy các tác phẩm thành công đều (phải) thực hiện theo hướng buồm nhẹ hơn thuyền. Nếu thuyền là đá thì buồm phải là gỗ. Thuyền là gỗ thì buồm phải là vải, võ cây hay chí ít cũng là một thứ chất liệu tương đương với gỗ… Ít có TP nào thành công theo hướng ngược lại…
Do vậy, dù viên đá (cái thần chính của TP) khá “nhuyễn”, đen, bóng, ẩn hiện nhiều gân sớ, rất hợp với cánh buồm; dù chiếc thuyền gỗ được nghệ nhân có tay nghề chạm khắc khá công phu, các chi tiết của chiếc thuyền được cố ý thể hiện ở mức độ vừa phải nhằm tương xứng với viên đá, hợp thành một bộ tạo hình khá hoàn chỉnh… Nhưng toàn bộ tác phẩm bằng 2 chất liệu chủ đạo là gỗ và đá này vẫn rất khó thuyết phục được “trái tim” của người thưởng lãm, bởi cái cảm giác… trái quy luật luôn luôn phảng phất, ám ảnh và chi phối.
Đó là một điều đáng tiếc!
4. Bình luận tác phẩm bonsai:
Tác phẩm cụm rừng “Một thoáng Kỳ quan” – Bonsai kiểu “quái”
(Tác phẩm dự kiến trưng bày tại Triển lãm Hoa Xuân Quảng Nam – Xuân Giáp Ngọ)
(Ảnh 4: Một thoáng kỳ quan – Bonsai kiểu quái. Tác phẩm LT)
Cách đây vài năm, có người bạn thân ở Quảng Trị gửi vô Tam Kỳ cho tôi một cây sộp lá nhỏ. Ban đầu cây chưa có hướng đi rõ rệt, với rất nhiều sự lựa chọn. Sau nhiều trăn trở tôi đã chọn thế đỗ để tạo tác.
Đó là một thế đỗ rất… khác người. Một bộ gốc rất nhiều u cục, vươn lên từ mặt chậu, phình to ra rồi nhỏ dần và chuyển hướng xuống dưới. Tại đây vươn ra 5 chi cành khá lạ và ấn tượng. Với loài sộp có sức sống khá mạnh, tôi vững tin sẽ có một ngày đẹp trời về một tác phẩm đỗ - quái đẹp…
Nhưng những kỳ vọng tốt đẹp đó bỗng chốc biến thành mây khói khi một chiều tôi tháng thốt phát hiện cây sộp khô chết mất vài chi tự bao giờ. Nguyên nhân là do chủ quan về sự sung sức của cây, tôi đã sơ ý để đợt nắng nóng khủng khiếp của miền trung uy hiếp, trong khi chi cành vồn đã bị tôi uốn kéo ngặt nghèo. Chấp nhận thương đau, tôi đã gần như quên bẵng mọi chuyện để lo cho những cây khác…
Cách đây ít lâu, khi cần chỉnh trang sắp xếp lại cây vườn, tôi gọi cho N (người cháu) ngõ ý tặng nó cây này, vừa để nó có cái để thực tập, vừa rộng chỗ cho mình. Nhưng thằng cháu cứ hẹn lần, hẹn lựa không đến. Tôi biết hắn chê cây xấu nên không lấy… Thế là một hôm rãnh rỗi, với ý nghĩ “lành làm gáo, vỡ làm môi” tôi gỡ cây xuống để nghiên cứu lại. Cuối cùng thì tôi cũng đã chọn được cho nó một hướng đi, có thể nói là rất hấp dẫn: Tiểu cảnh rừng…
Nghĩ là làm, tôi bắt tay vào cắt tỉa, uốn kéo lần thứ 2 cho cây…
Bây giờ thi tôi có đủ cơ sở để khẳng định rằng “Cụm rừng sộp” của tôi chắc chắc sẽ là một tác phẩm đáng xem. Một ngọn đồi với những cây cổ thụ nguyên sinh, đan xen, kỳ vĩ. Nhưng như một sự sắp đặt kỳ diệu, mỗi “cây cổ thụ” bé tẹo trong cụm rừng đó đều có những dáng thế khác nhau, “mỗi người mỗi vẽ”. Có cây nằm giữa sườn đồi, hình như đã phải qua nhiều gian truân khổ ải nên bị vùi dập, nghiêng ngã mà vẫn cứ cố vươn lên, thoát khỏi tán rừng, khoe ra một dáng dấp thư sinh, điệu nghệ (văn nhân); có cây may mắn hơn mọc lên từ chỗ thoáng, mặc sức vươn lên, kheo mẽ những bộ tay cành vững chãi (trực); Nhưng cũng có cây chọn địa thế cheo leo làm chỗ dựa nên phải oằn mình xuống khe nước để giữ thế thăng bằng và ngắm trời mây qua làn sóng suối lăn tăn (thác đỗ); Rồi phụ tử, phu thê… Tất cả đều cùng hợp sức tạo nên một bức tranh khá sinh động về các dáng thế cổ thụ Rừng Việt
Với những gì đang và sẽ có đó, tôi mạnh dạn đặt tên cho sản phẩm này là “Một thoáng kỳ quan” để muốn khai thác hình tượng của vùng Tam Cốc – Bích Động” ở Ninh Bình, đã được Unessco công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, với những hang động, cánh rừng nguyên sinh đầy bí ẩn …
5. Bình luận tác phẩm đá cảnh nghệ thuật:
Tác phẩm “Miền Sông Nước” – Cothachquan (Diễn đàn Caycanhvietnam.com)
(Ảnh 5: Tác phẩm “Miền Sông nước” – tác giả Cothachquan)
Quan sát kỹ tác phẩm này, tôi có chút nhận xét thế này:
Với một góc chụp trực diện, dùng ánh sáng ngược, phông nền giản dị, bạn đã thành công khi thể hiện được hình ảnh chiếc thuyền đá và ngư ông buông cần, vừa lung linh huyền ảo, lại vừa rất sắc nét giữa không gian mênh mông hồ. Đẹp lắm!
Hình ảnh chiếc thuyền câu nhỏ bé, ngư ông cũng bé nhỏ, tĩnh lặng mênh mông giữa mặt hồ, thật ra là một hình tượng rất đắc, đã được khai thác ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật và đã để lại nhiều tác phẩm ở hàng kinh điển. Bạn có còn nhớ ba bài thơ thu bất hủ của Nguyễn Khuyến không? Tác phẩm của bạn khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh chiếc thuyền câu trong bài Thu Điếu:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo…”
Vậy thì nên chăng gọi tên của tác phẩm của bạn là “Thu Điếu” (Câu cá mùa thu). Nhưng nếu bạn ngại “phạm huý”, xúc phạm đến tên một tuyệt tác của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ thì bạn có thể gọi là “Thuyền câu” chẳng hạn, cũng được.
Sở dĩ nói bạn nên đổi tên, không nên gọi “Miền sông nước” là vì chủ đề chính và cũng là đối tượng chính của tác phẩm của bạn là viên đá. Nên tên gọi của tác phẩm cũng phải xuất phát từ viên đá. Mà viên đá của bạn lại đang có hình tượng một chiếc thuyền câu. Còn “sông nước” ở đây chỉ là bối cảnh phụ hoạ để nâng tầm ý nghĩa tác phẩm mà thôi…
Cuối cùng thì nét đẹp của toàn bộ tác phẩm được diễn tả trên đây, là cảm nhận cho… bức ảnh của bạn thôi chứ chưa phải cho viên đá - với tư cách là một tác phẩm đá cảnh nghệ thuật.
6. Một góc nhìn khác về Trường phái bonsai kiểu… “nhàm”:
Sự cần thiết để phá thế nhàm chán trong trưng bày cây cảnh nghệ thuật.
(Ảnh 6: Tác phẩm bonsai được cho là “… sự cân bằng đến nhàm chán”)
Xem cây này, có tác giả (Toctien, Diễn đàn caycanhviet.vn) đặt vấn để: “...Sự cân bằng đến nhàm chán, cảm giác cái phần dưới cái ngọn trên cùng được cắt bằng,sau đó úp cái ngọn lên vậy.Tả hữu đều đều như nhau” .
Lập tức "máu phản biện" của tôi lại nỗi lên và xin giải bày vài ý làm vui.
Thường sự cân bằng dễ đem lại nhàm chán. Bạn nói quả không sai! Tuy nhiên đó là cái sự phổ biến, bình thường nhưng không phải nhất nhất lúc nào cũng thế.
Giả sử như có một tình huống thế này. Trong một khu triển lãm bonsai nghệ thuật có một ngàn tác phẩm dược trưng bày. Mỗi tác giả chỉ được phép mang đến 1 tác phẩm tiêu biểu của mình. Chắc chắn 1000 tác phẩm kia đều là những tác phẩm chỉnh chu niêm luật, khó có khả năng xuất hiện một cây “cân bằng nhàm chán” nào tương tự như cây này cả.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra lúc này, khi vẫn có một nghệ nhân “tưng tửng” mang đúng cái cây này đến? Cục diện sẽ rất khác. Bấy giờ, theo tôi, cái “nhàm chán” nếu có lại rơi vào 999 tác phẩm còn lại. Còn “nghệ nhân tưng tửng” của chúng ta lại là người sẽ được chú ý hơn cả. Ít nhất anh ta sẽ làm được cái chuyện mà 999 người còn lại không làm nỗi: Phá đi cái thế nhàm chán, bằng chính một sản phẩm được cho là… nhàm chán!
Tôi nghĩ rất có thể tác giả đã có dụng ý rõ ràng và rất có lý khi làm nên tác phẩm có cái thế tạm gọi là thế cân bằng trên đây để nhằm phá đi cái cảm giác… “nhàm chán” trong bộ sưu tập cả ngàn cây bonsai của ông - vốn đều là những tác phẩm chỉnh chu và là sự chỉnh chu đến … nhàm chán!
Thường sự cân bằng dễ đem lại nhàm chán. Bạn nói quả không sai! Tuy nhiên đó là cái sự phổ biến, bình thường nhưng không phải nhất nhất lúc nào cũng thế.
Giả sử như có một tình huống thế này. Trong một khu triển lãm bonsai nghệ thuật có một ngàn tác phẩm dược trưng bày. Mỗi tác giả chỉ được phép mang đến 1 tác phẩm tiêu biểu của mình. Chắc chắn 1000 tác phẩm kia đều là những tác phẩm chỉnh chu niêm luật, khó có khả năng xuất hiện một cây “cân bằng nhàm chán” nào tương tự như cây này cả.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra lúc này, khi vẫn có một nghệ nhân “tưng tửng” mang đúng cái cây này đến? Cục diện sẽ rất khác. Bấy giờ, theo tôi, cái “nhàm chán” nếu có lại rơi vào 999 tác phẩm còn lại. Còn “nghệ nhân tưng tửng” của chúng ta lại là người sẽ được chú ý hơn cả. Ít nhất anh ta sẽ làm được cái chuyện mà 999 người còn lại không làm nỗi: Phá đi cái thế nhàm chán, bằng chính một sản phẩm được cho là… nhàm chán!
Tôi nghĩ rất có thể tác giả đã có dụng ý rõ ràng và rất có lý khi làm nên tác phẩm có cái thế tạm gọi là thế cân bằng trên đây để nhằm phá đi cái cảm giác… “nhàm chán” trong bộ sưu tập cả ngàn cây bonsai của ông - vốn đều là những tác phẩm chỉnh chu và là sự chỉnh chu đến … nhàm chán!
Mặt khác, dễ thấy khi đó cả vườn cây của ông đều nhờ có tác phẩm có thế cân bằng này mà nâng cao giá trị. Nhưng ít ai ngờ, cái giá trị được nâng cao kia lại nhờ cái cây thế cân bằng được cho là ít giá trị này mang lại (!). Xét theo quan điểm hạch toán chính xác thì giá trị được nâng cao kia là phải thuộc về (hoặc phải hoạch toán cho) cây có thế cân bằng này!
Bàn chuyện này tôi bỗng nghĩ đến một câu chuyện khoa học mà tôi đọc được rất lâu, đến nay không còn nhớ xuất xứ. Đại ý là…
Người ta làm một cuộc điều tra xã hội học về màu sắc để làm rõ vấn đề con người hiện đại thích sử dụng hàng hóa có màu gì. Thế là người ta tổ chức nhiều gian hàng khác nhau để bán những miếng bọt biển có hình thù và kích thước giống hệt nhau, chỉ khác nhau về màu sắc.
Kết quả thống kê rất bất ngờ: Tất cả các loại màu sắc đều được yêu thích như nhau, chỉ trừ có màu trắng là ít người mua nhất. Tuy nhiên doanh số bán cao nhất lại thuộc về gian hàng có xuất hiện nhiều sản phẩm màu trắng đi cùng với những màu sắc khác. Hóa ra, người ta không thích mua sản phẩm có màu trắng nhưng sự có mặt của nó lại làm cho người ta có cảm hứng, thích thú để mua những sản phẩm hàng hóa có màu sắc khác (chứ không phải màu trắng).
Trong nghệ thuật, đây là vấn đề tâm lý đôi khi được vận dụng linh hoạt trong các trường hợp cần thiết phải định hướng cảm xúc cho người thưỡng lãm.
Cái cây có thế “cân bằng đến độ nhàm chán” trên là một sự lựa chọn, trong một trường hợp tương tự như thế chăng?
Bàn chuyện này tôi bỗng nghĩ đến một câu chuyện khoa học mà tôi đọc được rất lâu, đến nay không còn nhớ xuất xứ. Đại ý là…
Người ta làm một cuộc điều tra xã hội học về màu sắc để làm rõ vấn đề con người hiện đại thích sử dụng hàng hóa có màu gì. Thế là người ta tổ chức nhiều gian hàng khác nhau để bán những miếng bọt biển có hình thù và kích thước giống hệt nhau, chỉ khác nhau về màu sắc.
Kết quả thống kê rất bất ngờ: Tất cả các loại màu sắc đều được yêu thích như nhau, chỉ trừ có màu trắng là ít người mua nhất. Tuy nhiên doanh số bán cao nhất lại thuộc về gian hàng có xuất hiện nhiều sản phẩm màu trắng đi cùng với những màu sắc khác. Hóa ra, người ta không thích mua sản phẩm có màu trắng nhưng sự có mặt của nó lại làm cho người ta có cảm hứng, thích thú để mua những sản phẩm hàng hóa có màu sắc khác (chứ không phải màu trắng).
Trong nghệ thuật, đây là vấn đề tâm lý đôi khi được vận dụng linh hoạt trong các trường hợp cần thiết phải định hướng cảm xúc cho người thưỡng lãm.
Cái cây có thế “cân bằng đến độ nhàm chán” trên là một sự lựa chọn, trong một trường hợp tương tự như thế chăng?
Thế mới biết, điều gì cũng có thể xảy ra!
Tam Kỳ, BT 10/2013
Lê Thạnh/Comaihoa
0 comments