Hoàng mai. Vì sao người Huế cực kỳ quý trọng thứ hoa này ? Từ quan quyền, vương giả tới trí thức văn gia...Còn hơn thế, kẻ vách đất nhà tranh, chân lấm tay bùn đến hạng cùng đinh trong xã hội. Từ thị tứ phồn hoa đến thôn trang heo hút. Những gì mà loài hoa kia được ngợi ca hết lời, được "đê thủ" như lời thơ Cao Bá Quát chẳng hạn, chỉ lưu hành trong giới chữ nghĩa lúc trà dư tửu hậu.
Giá trị trước nhất là giá trị thời gian. Mai già rêu phong trong nhà vườn lớn lên từ thế hệ ông, cha còn lưu lại. Lão mai - những thân hoàng mai sần sùi rêu trổ - Chúng đã ấn chứng sức sống mãnh liệt qua quá nhiều năm tháng đầy bão lụt nắng mưa. Sự ấn chứng mãnh liệt từ một vùng đất của quê hương mà thoạt kỳ thuỷ được lịch sử đặt tên "Ô châu ác địa". . .
Nơi rừng xanh nước độc, từng lưu đày tội nhân và là chỗ để những người lính thú bất hạnh nhất, không thế không thân trấn ngự. Ngoài nanh vuốt của cọp báo sài lang, chỉ còn có đói rách cơ hàn, xiềng xích và mũi giáo. Là nơi nhìn mặt nhau của những con người trong lầm than tuyệt vọng. Xứ miền cách xa nhất với "ánh mặt trời" công bằng và nhân đạo. Đấy chính là thứ "vốn liếng" đầy nghiệt ngã hoàn toàn không đến từ ngoại bang thôn tính. Vận nước. Là lịch sử tự chuyển mình. Một nhu cầu tất yếu để vượt qua những gì đã không còn thích ứng.
Vâng, đây cũng chính là nơi tổ tiên người Huế phải đến để tận lực chứng minh cho "thoại đầu" Nguyễn Bỉnh Khiêm là bất tử. "Vạn đại dung thân". Một sứ mạng lịch sử được mở ra từ đó.
Từ Hoành Sơn trở vào - khi ấy - chỉ riêng hai châu Ô, Lý còn trong cõi ma thiêng hoang dã. Tổ tiên người Huế đã vượt qua tất cả - kỳ diệu hơn thế - còn biến nơi đây thành miền đất hứa sau nầy. Phú Xuân, kinh đô của một thời cõi Việt !
Nếu có một hôn quân Mạc Đăng Dung tự trói mình, tới Ải Nam Quan quỳ nạp sổ đinh điền cho quân Tàu duyệt lãm. Một hôn quân Lê Chiêu Thống rướt voi về giày mã tổ, quê cha...Cho dù sự thất thoát lãnh thổ ấy nhiều ít vẫn đã phải muôn năm ô danh trong sử Việt. Bên cạnh đó, dân tộc ta vẫn còn có những trang sử vàng làm thịnh vượng quê hương. Ngược lại những mất mát kia là dấu ấn của mở mang và khai hoá cõi bờ. Trong đó, hẳn phải vinh danh cho tổ tiên người Huế, những kẻ đã dự phần tiên phong đi từng bước thần kỳ bằng "chiếc hia bảy dặm"...
Hoàng mai Huế là minh chứng hùng hồn về nội lực vượt gian khó để tồn tại giữa thời gian. Là "bằng cớ giữa đất trời". Sự đóngdấu của thời gian qua "triện vàng năm cánh". Người Huế yêu Hoàng mai vì ở đấy bao hàm niềm hãnh diện sâu xa như một phần danh dự thiêng liêng nói lên sức sống dòng tộc. Nó tự nhiên mà trở thành gia bảo truyền đời...
Lão mai đứng đó, nhắc nhủ và động viên trong lặng lẽ bốn mùa. Người xưa trồng cây rồi khuất đi theo thời gian mà gốc mai già ở lại. Tình cảm ấy khiến biết bao người Huế bùi ngùi. Cho mai để tang, là họ đã mặc nhiên coi hoa như thân thuộc, gia đình.
Mai đã trở thành một phần nhân cách Huế. Vì thế, mai không phụ thuộc riêng cá nhân, giai cấp nào. Mai thuộc về chung nhất đã từ lâu ngay trong tiềm thức Huế...Điều ấy đẹp, xúc cảm vô cùng nhưng không cần giai thoại, điển tích hoặc một dòng thơ nào minh chứng cả. Người Huế - truyền thống - yêu quý Hoàng mai như yêu quý chính tiềm thức nội tâm. Họ lặng lẽ chiêm nghiệm trong suốt cả cuộc đời. Và, đời này qua đời khác...
Hoàng mai khác hay không khác ? Một thứ "Đạo" như người Nhật vẫn thường hay tôn vinh từng cái đẹp trong văn hóa xứ Anh đào của họ. Trà đạo, Kiếm đạo, Cung đạo...Người Huế lặng lẽ, chỉ mĩm cười trước một gốc lão mai để thấy gần với Lão Tử hơn trong câu Đạo Đức kinh còn đó. "Đạo khả đạo viết phi thường đạo. Danh khả danh viết phi thường danh". Đạo tự nó đã là thường hằng, vĩnh cửu. Khi cố đem định nghĩa, đặt tên theo tư tưởng mỗi cái tôi hạn chế của con người. Đạo, sẽ không còn là đạo của thườnghằng vĩnh cửu. Vì thế, đạo cũng là lặng im mà cảm nhận. Qua Hoàng mai ta bắt gặp ở sự lặng im kia còn một nét phảng phất tựa tư tưởng Lão Trang từ ngay trong tiềm thức Huế.
Vì vậy, có thể nói ở Huế tồn tại một thứ "Mai đạo" tinh tế, tự nhiên đã vượt ra khỏi kiềm tỏa của hình thức và danh tướng. Nó lặng lẽ tồn tại mãi cho đến ngày nay không cần ai tuyên xưng hay phát kiến ! Sức sống, nội lực Huế vì thế luôn tiềm ẩn và mang sức bật của những chiếc lò xo lặng im, chịu nén. Nội lực ấy lịch sữ cũng đã bao lần ghi nhận...
Giá trị tiếp theo là gía trị nói lên tư duy và chiêm nghiệm. Chưa cây cảnh nào được chú tâm uốn nắn, tài bồi nhiều và lâu dài như Hoàng mai ở Huế. Giá trị ấy xuyên qua nhiều thế hệ để tự nó mang dấu ấn của thị tộc, của gia đường hương hỏa. Hoa nở sớm hay muộn, sưa hay dày hoặc có khi mất mùa...Tất cả đều là mối suy tư cho những người chơi mai Huế. Sự chiêm nghiệm từ mỗi một nhánh cành cho tới cánh hoa, sắc thắm - qua đã nhiều đời tích lũy, khẩu truyền - sẽ lặng lẽ đem đến thông tin về hưng vong, suy thịnh cho mỗi một gia đình...
Người Huế coi mai là bạnđường để chia sẻ buồn vui... Hoàng mai Huế có thứ "tiếng nói" riêng. Thứ tiếng chỉ ở trên đất Huế, cho những ai còn trong tiềm thức Huế. Nơi đây,những cây mai theo thế cổ truyền là "Lão hạc Linh mai"(*) đã không còn nhiều. Nay lại càng cực kỳ quý hiếm.
Chúng đang trên bờ hủy diệt vì hai lý lẽ. Thế lực đồng tiền. Lý do đáng nói hơn, sẽ không còn là linh mai do cưa cắt, tái chế và - nhất là - do chuyển dịch, đào bới gốc rễ đem ra khỏi hiện trường nguyên thủy.
Vâng, ngày càng thêm nhiều kẻ "chơi mai". Song phần lớn sự bán mua, định giá theo tiền bạc đã khiến suy biến đi rất nhiều ý nghĩa - chơi mai - đích thực. Người chơi mai Huế tận tụy - có thể rất nghèo hoặc lắm lúc túng quẩn - không bao giờ bán, mua hay định giá mai theo tiền bạc. Họ rất ít nói về mai của mình, không như những "lái mai" hoặc chuyên gia trồng mai bỏ chợ...
Với người Huế - truyền thống - khi đã "tiết lộ thiên cơ" linh mai sẽ chẳng còn xác đáng để chiêm nghiệm với thời gian. Mai "liễm thần" mất linh khí, chỉ còn như những gốc mai già cố hữu...
Giá trị mai Huế mang tính gia đình và truyền thống. Là giá trị ở không gian muôn thuở mà nó lớn lên và tồn tại. Linh mai không thể rời chốn cũ, vườn xưa...
Mai có còn "vượng khí" hay đã bị "liễm thần" ? Những bí truyền về mai Huế vẫn còn đây, song có ai lưu tâm học hỏi tìm tòi để có thể lưu giữ phần tinh hoa của cha ông đang ngày càng trở nên thương mại hóa ? Đối với bản thân lão mai Huế, sự tiếp thị văn hóa rầm rộ hôm nay chưa hẳn đã nói lên thời hoàng kim của nó.
Lưu giữ "Lão hạc Linh mai" phải chăng là lưu giữ được nguyên bản một phần tiềm thức Huế ?
Giá trị thứ ba đơn giản hơn, thể hiện bình dân và dân tộc tính ở ngay trong cách "định nghĩa Mai" của người Huế truyền thống. Với họ, sự rườm rà của chữ nghĩa, điển tích thơ văn đã không còn đặt nặng. Họ thoát hẳn khỏi sự ràng buộc của tính hàn lâm, bác học thường mang khí sắc Trung Hoa...Để thật bất ngờ và hết sức gần gũi, họ chỉ mĩm cười nói ngắn theo cảm xúc kết tinh :
"Mai, không phải mai-một. Mà là Mai, có-một-ngày-mai..." Vâng, câu nói vui, tưởng chừng như lấy có trong bàn xuân rượu Tết ấy, ngẫm ra thật vô cùng ý nghĩa. Đấy là hy vọng của ngày mai, là tương lai và sự sống chan hòa...
Một "định nghĩa" đầy tóm thu, tích cực và yêu đời song vẫn không hề rời xa thời gian và chiêm nghiệm. Chính trong câu nói ấy đã ẩn giấu cách chơi mai hết sức đặc thù, chuyên biệt của người Huế. Mai vốn là người bạn tín nghĩa giúp trả lời các câu hỏi của thời gian...
Nhờ đấy, một phần hạnh phúc của người Huế được thể hiện bằng an tâm và hy vọng. Đứng trước một cành mai Huế, là người ta đã chúc tụng nhau những gì tốt lành nhất mà khỏi cần lên tiếng. "Sức sống đầy nội lực" tiềm tàng trong một gốc "Lão hạc Linh mai" qua nhiều đời, quý hơn nhiều so với muôn ngàn lời chúc tụng của con người chưa đủ tuổi trăm năm.
Hãy đứng trước sân một ngôi nhà vườn xứ Huế, bên cội mai già để tĩnh tâm nhận được lời chúc xuân đặc biệt nhất.
(Hue.vnn.vn)
Rất nhiều tụng ngữ ca ngôn khác được người Trung Hoa điểm xuyết. Chúng đã đi vào điển tích và nghệ thuật không biết đích xác tự bao giờ. Giá trị ấy quả thực không thể nào phủ nhận. Thế nhưng lắm lúc ta tự hỏi "Cha ông ta đã để lại gì ? Hay một mực - theo quán tính vô tình - chỉ tập trung quảng bá nền văn hoá Trung Hoa" ? Vâng, hỏi cũng tức để trả lời...
"Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân". Hành trang cùng câu "thoại đầu" của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ phương bắc tổ tiên người Thuận Hóa lên đường nam tiến. Mở ra cuộc di dân lập nghiệp vĩ đại mang tính chiến lược trong lịch sử. Khi dừng lại, đối diện miền đất hoang vu cũng là lúc họ bắt đầu cuộc chiêm nghiệm mới với thời gian. Và, vì thế...
Người Huế - truyền thống - còn yêu mai theo một tâm thế khác, riêng mình. Nó thể hiện sâu xa bản sắc, tiềm thức Huế.
Nơi rừng xanh nước độc, từng lưu đày tội nhân và là chỗ để những người lính thú bất hạnh nhất, không thế không thân trấn ngự. Ngoài nanh vuốt của cọp báo sài lang, chỉ còn có đói rách cơ hàn, xiềng xích và mũi giáo. Là nơi nhìn mặt nhau của những con người trong lầm than tuyệt vọng. Xứ miền cách xa nhất với "ánh mặt trời" công bằng và nhân đạo. Đấy chính là thứ "vốn liếng" đầy nghiệt ngã hoàn toàn không đến từ ngoại bang thôn tính. Vận nước. Là lịch sử tự chuyển mình. Một nhu cầu tất yếu để vượt qua những gì đã không còn thích ứng.
Vâng, đây cũng chính là nơi tổ tiên người Huế phải đến để tận lực chứng minh cho "thoại đầu" Nguyễn Bỉnh Khiêm là bất tử. "Vạn đại dung thân". Một sứ mạng lịch sử được mở ra từ đó.
Từ Hoành Sơn trở vào - khi ấy - chỉ riêng hai châu Ô, Lý còn trong cõi ma thiêng hoang dã. Tổ tiên người Huế đã vượt qua tất cả - kỳ diệu hơn thế - còn biến nơi đây thành miền đất hứa sau nầy. Phú Xuân, kinh đô của một thời cõi Việt !
Nếu có một hôn quân Mạc Đăng Dung tự trói mình, tới Ải Nam Quan quỳ nạp sổ đinh điền cho quân Tàu duyệt lãm. Một hôn quân Lê Chiêu Thống rướt voi về giày mã tổ, quê cha...Cho dù sự thất thoát lãnh thổ ấy nhiều ít vẫn đã phải muôn năm ô danh trong sử Việt. Bên cạnh đó, dân tộc ta vẫn còn có những trang sử vàng làm thịnh vượng quê hương. Ngược lại những mất mát kia là dấu ấn của mở mang và khai hoá cõi bờ. Trong đó, hẳn phải vinh danh cho tổ tiên người Huế, những kẻ đã dự phần tiên phong đi từng bước thần kỳ bằng "chiếc hia bảy dặm"...
Hoàng mai Huế là minh chứng hùng hồn về nội lực vượt gian khó để tồn tại giữa thời gian. Là "bằng cớ giữa đất trời". Sự đóngdấu của thời gian qua "triện vàng năm cánh". Người Huế yêu Hoàng mai vì ở đấy bao hàm niềm hãnh diện sâu xa như một phần danh dự thiêng liêng nói lên sức sống dòng tộc. Nó tự nhiên mà trở thành gia bảo truyền đời...
Lão mai đứng đó, nhắc nhủ và động viên trong lặng lẽ bốn mùa. Người xưa trồng cây rồi khuất đi theo thời gian mà gốc mai già ở lại. Tình cảm ấy khiến biết bao người Huế bùi ngùi. Cho mai để tang, là họ đã mặc nhiên coi hoa như thân thuộc, gia đình.
Mai đã trở thành một phần nhân cách Huế. Vì thế, mai không phụ thuộc riêng cá nhân, giai cấp nào. Mai thuộc về chung nhất đã từ lâu ngay trong tiềm thức Huế...Điều ấy đẹp, xúc cảm vô cùng nhưng không cần giai thoại, điển tích hoặc một dòng thơ nào minh chứng cả. Người Huế - truyền thống - yêu quý Hoàng mai như yêu quý chính tiềm thức nội tâm. Họ lặng lẽ chiêm nghiệm trong suốt cả cuộc đời. Và, đời này qua đời khác...
Hoàng mai khác hay không khác ? Một thứ "Đạo" như người Nhật vẫn thường hay tôn vinh từng cái đẹp trong văn hóa xứ Anh đào của họ. Trà đạo, Kiếm đạo, Cung đạo...Người Huế lặng lẽ, chỉ mĩm cười trước một gốc lão mai để thấy gần với Lão Tử hơn trong câu Đạo Đức kinh còn đó. "Đạo khả đạo viết phi thường đạo. Danh khả danh viết phi thường danh". Đạo tự nó đã là thường hằng, vĩnh cửu. Khi cố đem định nghĩa, đặt tên theo tư tưởng mỗi cái tôi hạn chế của con người. Đạo, sẽ không còn là đạo của thườnghằng vĩnh cửu. Vì thế, đạo cũng là lặng im mà cảm nhận. Qua Hoàng mai ta bắt gặp ở sự lặng im kia còn một nét phảng phất tựa tư tưởng Lão Trang từ ngay trong tiềm thức Huế.
Vì vậy, có thể nói ở Huế tồn tại một thứ "Mai đạo" tinh tế, tự nhiên đã vượt ra khỏi kiềm tỏa của hình thức và danh tướng. Nó lặng lẽ tồn tại mãi cho đến ngày nay không cần ai tuyên xưng hay phát kiến ! Sức sống, nội lực Huế vì thế luôn tiềm ẩn và mang sức bật của những chiếc lò xo lặng im, chịu nén. Nội lực ấy lịch sữ cũng đã bao lần ghi nhận...
Giá trị tiếp theo là gía trị nói lên tư duy và chiêm nghiệm. Chưa cây cảnh nào được chú tâm uốn nắn, tài bồi nhiều và lâu dài như Hoàng mai ở Huế. Giá trị ấy xuyên qua nhiều thế hệ để tự nó mang dấu ấn của thị tộc, của gia đường hương hỏa. Hoa nở sớm hay muộn, sưa hay dày hoặc có khi mất mùa...Tất cả đều là mối suy tư cho những người chơi mai Huế. Sự chiêm nghiệm từ mỗi một nhánh cành cho tới cánh hoa, sắc thắm - qua đã nhiều đời tích lũy, khẩu truyền - sẽ lặng lẽ đem đến thông tin về hưng vong, suy thịnh cho mỗi một gia đình...
Người Huế coi mai là bạnđường để chia sẻ buồn vui... Hoàng mai Huế có thứ "tiếng nói" riêng. Thứ tiếng chỉ ở trên đất Huế, cho những ai còn trong tiềm thức Huế. Nơi đây,những cây mai theo thế cổ truyền là "Lão hạc Linh mai"(*) đã không còn nhiều. Nay lại càng cực kỳ quý hiếm.
Chúng đang trên bờ hủy diệt vì hai lý lẽ. Thế lực đồng tiền. Lý do đáng nói hơn, sẽ không còn là linh mai do cưa cắt, tái chế và - nhất là - do chuyển dịch, đào bới gốc rễ đem ra khỏi hiện trường nguyên thủy.
Với người Huế - truyền thống - khi đã "tiết lộ thiên cơ" linh mai sẽ chẳng còn xác đáng để chiêm nghiệm với thời gian. Mai "liễm thần" mất linh khí, chỉ còn như những gốc mai già cố hữu...
Giá trị mai Huế mang tính gia đình và truyền thống. Là giá trị ở không gian muôn thuở mà nó lớn lên và tồn tại. Linh mai không thể rời chốn cũ, vườn xưa...
Mai có còn "vượng khí" hay đã bị "liễm thần" ? Những bí truyền về mai Huế vẫn còn đây, song có ai lưu tâm học hỏi tìm tòi để có thể lưu giữ phần tinh hoa của cha ông đang ngày càng trở nên thương mại hóa ? Đối với bản thân lão mai Huế, sự tiếp thị văn hóa rầm rộ hôm nay chưa hẳn đã nói lên thời hoàng kim của nó.
Lưu giữ "Lão hạc Linh mai" phải chăng là lưu giữ được nguyên bản một phần tiềm thức Huế ?
Giá trị thứ ba đơn giản hơn, thể hiện bình dân và dân tộc tính ở ngay trong cách "định nghĩa Mai" của người Huế truyền thống. Với họ, sự rườm rà của chữ nghĩa, điển tích thơ văn đã không còn đặt nặng. Họ thoát hẳn khỏi sự ràng buộc của tính hàn lâm, bác học thường mang khí sắc Trung Hoa...Để thật bất ngờ và hết sức gần gũi, họ chỉ mĩm cười nói ngắn theo cảm xúc kết tinh :
"Mai, không phải mai-một. Mà là Mai, có-một-ngày-mai..." Vâng, câu nói vui, tưởng chừng như lấy có trong bàn xuân rượu Tết ấy, ngẫm ra thật vô cùng ý nghĩa. Đấy là hy vọng của ngày mai, là tương lai và sự sống chan hòa...
Một "định nghĩa" đầy tóm thu, tích cực và yêu đời song vẫn không hề rời xa thời gian và chiêm nghiệm. Chính trong câu nói ấy đã ẩn giấu cách chơi mai hết sức đặc thù, chuyên biệt của người Huế. Mai vốn là người bạn tín nghĩa giúp trả lời các câu hỏi của thời gian...
Nhờ đấy, một phần hạnh phúc của người Huế được thể hiện bằng an tâm và hy vọng. Đứng trước một cành mai Huế, là người ta đã chúc tụng nhau những gì tốt lành nhất mà khỏi cần lên tiếng. "Sức sống đầy nội lực" tiềm tàng trong một gốc "Lão hạc Linh mai" qua nhiều đời, quý hơn nhiều so với muôn ngàn lời chúc tụng của con người chưa đủ tuổi trăm năm.
Hãy đứng trước sân một ngôi nhà vườn xứ Huế, bên cội mai già để tĩnh tâm nhận được lời chúc xuân đặc biệt nhất.
(Hue.vnn.vn)
0 comments